Mũ bảo hiểm mô tô vốn là trang bị không thể thiếu với những người ưa dịch chuyển bằng xe máy. Vì vậy, việc vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên rất quan trọng, một chiếc mũ bảo hiểm sạch không chỉ bảo vệ tốt cho sức khỏe của bạn, đảm bảo sự an toàn cho bạn khi lái xe mà còn giúp tăng tuổi thọ của mũ bảo hiểm.
Vậy bạn đã biết cách vệ sinh nón bảo hiểm đúng cách chưa? Cardo Việt Nam xin gợi ý cho bạn những bước cơ bản để vệ sinh nón bảo hiểm.
1. Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh mũ bảo hiểm full face
Có một số nguyên liệu thường được các biker chọn làm để vệ sinh mũ bảo hiểm, những nguyên liệu này rất tốt trong việc làm sạch mũ bảo hiểm của bạn một cách dịu nhẹ và an toàn nhất.
-
Khăn mềm (khăn dệt sợi nhỏ)
Đây là một trong những vật dụng tuyệt vời để làm sạch một mũ bảo hiểm full face, cũng như vệ sinh tấm kính chắn của mũ. Mặc dù không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần một chiếc khăn mới, tuy nhiên bắt buộc bạn phải dùng khăn sạch. Bởi vì bất kì hạt bụi nào trong chiếc khăn cũng làm tăng nguy cơ dính lại trong chiếc mũ của bạn.
-
Dầu gội trẻ em
Khi tìm một dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm an toàn, không chứa dầu mỏ thì lựa chọn tốt nhất chính là dầu trẻ em, do tính nhẹ nhàng và an toàn của nó.
-
Nước ấm
Dù bạn sử dụng bồn tắm hay bồn rửa mặt để vệ sinh mũ thì đều nên sử dụng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp lấy đi một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả bụi bẩn cũng như xác côn trùng chết mà không gây bất cứ tổn hại nào cho vật liệu tạo thành mũ bảo hiểm.
-
Khí nén
Nếu bạn có máy nén khí, hãy quay số trở lại áp suất và sử dụng để làm sạch không khí trong mũ bảo hiểm full face của bạn.
Có 1 lưu ý nhỏ mà bạn không được sử dụng không khí từ bình xịt vì nó sẽ làm trầy xước lớp lót EPS trong mũ bảo hiểm.
2. Bắt đầu vệ sinh mũ bảo hiểm fullface
Bước 1: Loại bỏ tất cả thiết bị điện tử và phụ kiện bên ngoài mũ bảo hiểm full face
Dù nghe có vẻ đơn giản và cơ bản nhưng đây lại là bước hay bị bỏ quên nhất. Bạn hãy nhớ trước khi vệ sinh mũ bảo hiểm xe máy thì cần tháo rời các thiết bị điện tử (nếu có) như micro, ăng -ten, pin… để tránh dính nước làm hư hỏng những thiết bị này.
Bước 2: Tháo rời các phần của mũ bảo hiểm full face
Dù các nhà sản xuất có thể thiết kế không giống nhau, nhưng để tháo miếng lót trong mũ và miếng đệm má thường không cần mất quá nhiều công sức, chỉ cần cầm thẳng vào miếng lót/miếng đệm má và kéo.
Tuy nhiên, một số trường hợp miếng lót được dính vào mũ bằng móc hay thậm chí là nam châm. Vì vậy, trước khi tháo miếng đệm bạn nên đọc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết cách gỡ bỏ các tấm lót. Sau khi bạn gỡ bỏ miếng lót xong, đặt chúng sang bên cạnh.
Bước 3: Làm sạch lớp vỏ bên ngoài của mũ bảo hiểm fullface
Để giúp các vết bẩn ở bên ngoài mũ bảo hiểm được dễ dàng làm sạch, nhất là những vết bẩn lâu ngày bị mắc kẹt trong các khe thì bạn hãy chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm. Ngâm nước ấm và trùm lên chiếc mũ bảo hiểm của mình.
Điều này không chỉ giúp cho việc làm sạch mũ bảo hiểm full face ở các bước sau nhẹ nhàng hơn mà còn giúp hạn chế khả năng làm xước mũ của bạn.
Bây giờ bạn hãy để nguyên chiếc khăn ấm trên chiếc mũ của mình và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 4: Vệ sinh lớp lót bên trong
Lớp lót bên trong mũ bảo hiểm full face là phần cần được vệ sinh nhất. Nguyên nhân đây là phần trực tiếp tiếp xúc với da đầu bạn nên dễ bị dính mồ hôi cũng như thấm nhiều bụi bẩn từ bên ngoài.
Cách để vệ sinh lớp lót tốt nhất là ngâm nó trong bồn rửa, bồn tắm hay xô nước ấm và dầu gội trẻ em. Sau đó bạn nhẹ nhàng chà và xoa bóp từng phần của lớp lót trong nước xà phòng. Dầu gội trẻ em sẽ là dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm tốt nhất cho lớp lót của bạn nhờ đặc tính cực kỳ nhẹ nhàng, nhưng vẫn làm sạch mồ hôi và dầu tóc hiệu quả.
Sau khi đã làm sạch xong miếng lót bạn nhất định phải phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 5: Vệ sinh bên ngoài mũ bảo hiểm xe máy
Sau khi giặt xong lớp lót, hãy lấy chiếc khăn ướt mà bạn dùng để che mũ ra và tháo bộ kính bảo hộ để qua 1 bên.
Sử dụng một chiếc khăn ấm mới, nhẹ nhàng làm sạch lớp bụi bẩn còn lại quanh chiếc vỏ của mũ bảo hiểm.
Khi làm sạch vỏ của mũ bảo hiểm fullface, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm mà thôi. Dùng dung dịch vệ sinh có thể làm hỏng chiếc mũ của bạn.
Có 1 mẹo rất hay chính là dùng bàn chảy đánh răng cho những bộ phận khó làm sạch.
Bước 6: Thổi sạch các lỗ thông hơi (nếu cần thiết)
Đôi khi, bụi bẩn hoặc côn trùng sẽ bị mắc kẹt trong lỗ thông hơi của mũ bảo hiểm. Để làm sạch bộ phận này thì vòi xịt khí nén rất hiệu quả.
Bước 7: Vệ sinh lớp kính bảo hộ bên ngoài mũ bảo hiểm
Hầu hết các mũ bảo hiểm fullface hiện đại sẽ được quyets 1 lớp sơn bảo vệ lên kính (chủ yếu là để bảo vệ tia UV và chống sương mù). Chính vì vậy mà không nên dùng bất cứ dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm nào để làm sạch lớp kính, mà bạn chỉ cần dùng khăn ấm để lau. Hãy làm như cách bạn vệ sinh vỏ mũ bảo hiểm: lấy 1 chiếc khăn ấm phủ lên tính 1 ít phút sau đó nhẹ nhàng lau sạch lại.
Bước 8: Lau kính chống nắng bên trong
Nếu mũ bảo hiểm của bạn có một lá chắn tia UV bên trong, thì thường phần này không bị dính bẩn. Tuy nhiên, nếu 1 thời gian dài chưa vệ sinh thì bạn cũng nên vệ sinh phần này. Bạn có thể lấy 1 chiếc khăn ấm và lau nó mà không cần gỡ ra. Trừ khi tấm chắn này đã quá bẩn nếu không việc gỡ bỏ và lắp đặt lại nó sẽ gây khó khăn cho bạn.
Chú ý: không dùng bất kì dung dịch tẩy rửa nào để lau Pinlock ngoài nước ấm.
Bước 9: Lắp lại các phần của mũ bảo hiểm full face sau khi vệ sinh
Lắp ráp các phần của chiếc mũ của bạn bắt đầu với lót và má miếng đệm (sau khi đã phơi khô) tiếp đến là kính chắn bụi và các phần khác bạn đã gỡ bỏ để làm sạch.
Vậy là bạn đã hoàn thành các bước vệ sinh chiếc mũ bảo hiểm fullface của mình. Rất đơn giản và dễ dàng tuy nhiên hãy nhớ các lưu ý như không sử dụng dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm và chỉ sử dụng nước ấm nhé.
Nguồn ảnh: www.revzilla.com